Khám phá hiện tượng kỳ bí “mặt biển chia đôi” trên đại dương

0
332

Thiên nhiên luôn ẩn chứa những điều rất kỳ diệu, đặc biệt là những khoảnh khắc đẹp và kỳ vĩ. Trong đó, hiện tượng “Mặt biển chia đôi” trên các đại dương hay cửa sông, khiến những ai chứng kiến cũng phải trầm trồ ngạc nhiên.

Mặt biển chia đôi là hiện tượng rất đặc biệt của tự nhiên, tạo nên khung cảnh ấn tượng

Hiện tượng “Mặt biển chia đôi” là khi nước biển chia thành hai luồng nước có màu sắc hoàn toàn khác biệt, thường là xanh đậm và xanh nhạt. Trước kia, nhiều nền văn hóa lý giải, nguyên nhân hiện tượng này liên quan đến tâm linh. Như kinh Quran của người Hồi giáo cho rằng, nước sông – nước biển không thể hòa lẫn, do đó thần linh đã tạo nên một ranh giới giữa nước sông và nước biển để cứu lấy con người. Nước biển dù lớn, nhưng không thể chiếm lấy sông – nguồn nước ngọt của con người. Trên thực tế, kinh Quran cũng có ý đúng: nước biển và nước sông đơn giản là không thể hòa vào nhau.

Theo kinh Hồi giáo, đây là hành động của thần linh bảo vệ con người trước thiên tai

Về mặt khoa học, các nhà nghiên cứu lý giải: trước kia nước biển trên Trái đất không mặn như ngày nay. Nhưng khi mưa rơi xuống, nó hòa tan muối và chất khoáng trên đất liền, rồi theo những dòng sông đổ ra biển. Nói cách khác, đại dương là nơi tiếp nhận muối từ mọi con sông, nên độ mặn của biển lớn hơn hẳn. Và chính sự chênh lệch về độ mặn đã khiến mật độ nước 2 bên khác nhau và không thể hoà lẫn. Thay vào đó, nước muối sẽ chảy bên dưới nguồn nước ngọt phía trên.

Hiện tượng mặt biển chia đôi cũng xuất hiện tại các cửa sông và khu vực giao nhau của hai đại dương

Tương tự, tại những vùng đại dương khác, chỉ cần hàm lượng muối trong nước ở hai dòng hải lưu khác nhau cũng sẽ tạo nên hiện tượng này. Chẳng hạn tại khu nghỉ mát Skagan, Đan Mạch xuất hiện cảnh tượng hai dòng biển hợp-nhưng-không-hòa. Đây là nơi giao thoa giữa hai dòng hải lưu biển Baltic và biển Bắc, khi các luồng thủy triều đối lập nhau cộng thêm mật độ nước chênh lệch lớn, hiện tượng vi diệu này sẽ xuất hiện./.

                                                    (Nguồn: Tổng hợp)