Vì Covid–19, thế giới học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của một số quốc gia

Vì Covid–19, thế giới học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của một số quốc gia

“Chào hỏi không cần tiếp xúc” là một thuật ngữ mới được rất nhiều các nước phương Tây sử dụng khi giao tiếp trong mùa dịch Covid – 19 để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Ở một số quốc gia Châu Á, cách chào hỏi không cần tiếp xúc đã trở thành truyền thống và mang nhiều ý nghĩa thú vị.

Cách chào hỏi Wai” của người Thái Lan khá quen thuộc với du khách gần xa. Khi chào, người Thái chắp hai tay trước ngực giống như cầu nguyện. Sau đó cúi nhẹ xuống để tránh nhìn thẳng vào mắt đối phương. Tùy theo giới tính mà cách chào cũng khác nhau. Nam giới chào sẽ nói “sawadee khab”, trong khi nữ giới chào sẽ nói “sawadee kha”. Chữ “Wai” thể hiện sự cởi mở, không mang theo vũ khí và thiện chí hòa bình. Ngoài ra, Wai còn được dùng trong xin lỗi, các nghi thức tâm linh, biểu diễn múa hay thậm chí là tránh ẩu đả.

Wai là cách chào hỏi truyền thống của người Thái Lan

Tại Myanmar, bạn cũng có thể chào hỏi chào hỏi không cần tiếp xúc với câu nói truyền thống “Mingalaba”, nghĩa là “sự may mắn cho bạn”, đừng quên kèm theo một nụ cười thân thiện nhé. Điều kỳ lạ là các hành động tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, ôm hôn… không được phổ biến tại Myanmar cho lắm. Người dân nơi đây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Phật giáo nên cuộc sống khá quy tắc.

Cách chào hỏi truyền thống của người Myanmar cũng có nét tương tự như Thái Lan

“Namaste” là kiểu chào phổ biến nhất tại Ấn Độ và đang dần nổi tiếng ra toàn thế giới. Tương tự như kiểu chào của Thái Lan, bạn cần chắp hai lòng bàn tay vào nhau đặt trước ngực và nói “namaste” (xin chào) khi chào hỏi. Nguồn gốc của cử chỉ này có từ hàng ngàn năm trước. Điều này thể hiện sự khiêm nhường và  tôn kính với người đối diện. Đặc biệt kiểu chào này đã trở nên cực kỳ phổ biến sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khuyến khích toàn thế giới nên áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Người ấn độ có kiểu chào “Namaste” rất nổi tiếng trên thế giới

Người Nhật Bản có truyền thống cúi chào đặc trưng có tên là Ojigi. Hành động cúi chào này được bắt nguồn như một hình thức giao tiếp riêng biệt của giới quý tộc hơn một ngàn năm trước. Ngày nay, nó được phổ biến rộng rãi như một kiểu chào hỏi không cần tiếp xúc của Nhật Bản. Ở mỗi góc độ, Ojigi mang một ý nghĩa khác nhau, vì thế người ta chia Ojigi ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp.

Tuỳ hoàn cảnh, cách cúi đầu khi chào hỏi của người Nhật có chút thay đổi

Cuối cùng, Tây Tạng là một quốc gia có cách chào hỏi không cần tiếp xúc vô cùng đặc biệt. Khi chào, người Tây Tạng sẽ khoanh tay để trước ngực và thè lưỡi của họ ra để chứng minh họ không phải là quỷ dữ. Thói quen này khiến cho người Tây Tạng trở nên ngộ nghĩnh và thân thiện hơn rất nhiều.

Người Tây Tạng chào nhau bằng cách thè lưỡi ngộ nghĩnh như thế này.

 

                                     (Nguồn: luhanhvietnam.com.vn)

Bài viết mới

tom 2
Bún tôm - món ăn sáng yêu thích của người Bình Định
Người Bình Định thường chọn các món ăn thanh đạm như cháo lươn, bún rạm, bún tôm cho bữa sáng, trong...
khoai 2
Khoai lang nướng - thức quà vặt người Nhật mê mẩn
  Yaki-imo (khoai lang nướng) là món ăn đường phố phổ biến tại Nhật Bản từ những năm 1600. Quầy...
bar 1
Quán bar nằm trong 'tủ lạnh' thiên nhiên ở Thụy Sĩ
  Vào một chiều hè, thuyền chở một đoàn khách đi trên hồ Lugano, thuộc bang nói tiếng Italy Ticino,...
Tyneham Village
Kỳ lạ ngôi làng không người gần 80 năm ở Anh: tất cả cư dân đều rời đi
Tyneham được coi là một ngôi làng “ma” vì hoàn toàn vắng bóng người từ năm 1943, thời điểm...
ho 1
Ngơ ngẩn trước vẻ đẹp lộng lẫy của vườn san hô Phú Yên
          Phú Yên là nơi có vẻ đẹp trong trẻo và tràn đầy sức sống, đây cũng là vùng đất khiến nhiều...
thit 5
  Thịt bò Argentina có gì đặc biệt?
          Tạp chí The Real World đánh giá Argentina là “thánh địa” cho người thích thịt bò với giống...
mi 5
Món mì xào nên ăn khi đến Malaysia
Mee Goreng là một trong những món ngon ở Malaysia được du khách nước ngoài biết đến và tìm kiếm để thưởng...
hoa 1
Sa mạc độc nhất thế giới: hoa đua nhau nở trong hai tháng
Nhìn qua, sa mạc Namaqualand ở Nam Phi không có gì xa lạ, dài vô tận với thảm cỏ xanh mướt điểm xuyết,...
Processed with VSCO with k3 preset
Chùa 700 tuổi trên vách núi dựng đứng
Chùa Đại Từ Nham Tự nằm cách thành phố Kiến Đức, tỉnh Chiết Giang khoảng 25 km về phía nam. Chùa Đại...
cay 3
Hòn đảo trắng tinh như tuyết giữa Biển Chết
  Lâu nay, Biển Chết vẫn được coi là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng được du khách ghé...

Bài viết đã xem

chao hoi
Vì Covid–19, thế giới học cách chào hỏi không cần tiếp xúc của một số quốc gia
“Chào hỏi không cần tiếp xúc” là một thuật ngữ mới được rất nhiều các nước phương Tây sử dụng khi giao...