Khi nói tới Tết Trung thu, người Việt Nam vẫn thường nghĩ đây là ngày Tết có nguồn gốc từ Trung Hoa. Chúng ta không thể phủ nhận rằng phong tục vui Tết Trung thu ở hai nước có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên, điển tích về Tết Trung thu ở nước ta và Trung Quốc có sự khác nhau.
Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời và theo lịch sử ghi chép lại thì đây là dịp mà vua Lý chọn làm ngày tạ ơn thần Rồng. Bởi theo quan niệm dân gian thì chính nhờ thần Rồng mà vụ mùa của dân chúng được bội thu, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Dù đã trải qua hơn 1000 năm nhưng ngày Tết Trung Thu vẫn được dân ta gìn giữ đến hiện tại. Đây là dịp để gia đình cùng đoàn tụ và cảm nhận hương vị tình thân. Bên mâm ngũ quả cùng những món ăn truyền thống, những thành viên trong gia đình sẽ cùng hàn huyên ôn lại những câu truyện cũ vào trao tay những món quà đầy yêu thương. Các em nhỏ được nhận quà, xem múa lân, rước đèn lồng và phá cỗ… Niềm vui ngập tràn dưới ánh trăng rằm.
Ở Việt Nam, bánh trung thu truyền thống gồm có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Với hình dáng tròn đầy, ngập các loại nhân, bánh trung thu thể hiện sự viên mãn, sung túc. Bên cạnh đó, nó còn có ý nghĩa đoàn viên. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình. Mọi người thường tặng nhau bánh trung thu với lời chúc mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn.
Ở Việt Nam, bánh trung thu thường gồm hai loại bánh là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh dẻo được làm từ bột nếp nhồi với đường và nước hoa bưởi, đúc trong khuôn gỗ hoặc khuôn nhựa hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn – mang sắc thái của đất nước Việt Nam. Hình tròn của bánh thể hiện hình dáng vầng trăng thu tròn và trắng ngà trong biểu tượng ý nghĩa “đoàn viên gia đình” và nhất là tình yêu khăng khít giữa vợ chồng với nhau.
Mang những giá trị tinh thần cao đẹp nên dù đi đâu về đâu, cứ đến Tết Trung thu, mọi người thường cố gắng sắp xếp công việc để có thể về đoàn tụ cùng gia đình, thưởng thức miếng bánh ngọt ngào dưới ánh trăng rằm./.
(Nguồn: Tổng hợp)